<$BlogRSDURL$>

<<Home

Monday, December 08, 2008 >>>>


Các đơn vị SI và Lịch sử phát triển Vật lý học

Trong đó, dù SI có "biện bạch" thế nào thì mình vẫn thấy "đơn vị mole" là dư thừa, chẳng khác nào "kilo, mili"! Lại tìm hiểu SI tiếp thì thấy trong khi mole là "đơn vị cơ bản" thì "radian" lại là đơn vị dẫn xuất! Thật ngược đời! Dòm kỹ lại thì thấy cả 2 đều có cùng bản chất "không có thứ nguyên" (dimensionless), vậy nên nếu dùng thì dùng cả 2, nếu không thì không dùng cả hai, chứ sao lại có thể "phân biệt đối xử" như thế được!? Mình cũng bắt chước "Định nghĩa Đơn vị Mole" mà định nghĩa đơn vị radian và xây dựng các đơn vị liên quan tương tự bên mole, cho thấy chỉ cần thay đổi cách nhìn thì từ không đơn vị trở nên có đơn vị mà thôi! Sau khi làm cái tương ứng đó xong, mình tìm kiếm tiếp, và thấy bác John Denker nói rất hay về việc có hay không có thứ nguyên. Nhờ đó, mình cũng được biết rằng 2 đơn vị "chưa hề là cơ bản trong đầu mình", mole và candela1 thực sự là "không cơ bản" trên quan điểm Giải tích Thứ nguyên: [mole] = [1]; [candela] = [watt/steradian]. Hơn nữa, bác John Denker còn nhắc mình rằng trong thuyết Tương đối thì đến cả 2 đơn vị còn cơ bản hơn nữa là Không gian và Thời gian còn bị nhập lại làm một nữa là... :D

Hôm nay, đọc thêm về cái "đơn vị đèn cày" candela đó, mình có thể tóm gọn lại là: Những bất cập (thừa/thiếu) trong lựa chọn đơn vị của SI là do 2 yếu tố lịch sửkỹ thuật.

Vậy là rốt cục, theo Vật lý Lý thuyết thì chỉ cần 3 đơn vị cơ bản là Thời gian giây, Khối lượng kg, và Điện tích colomb mà thôi.
↑top↑ ↑archives↑

**Post a Comment**



<<Home

All archives:
[ April 2004 ]  [ June 2004 ]  [ November 2004 ]  [ December 2004 ]  [ August 2005 ]  [ October 2005 ]  [ November 2005 ]  [ July 2007 ]  [ January 2008 ]  [ December 2008 ]  [ March 2009 ]  [ March 2011 ]  [ September 2011

This page is powered by Blogger.     The word looking up function of this page is enabled by Vdict.