<$BlogRSDURL$>

<<Home

Sunday, April 04, 2004 >>>>


"Bất định chính xác" ("Exact uncertainty")

Ngày 27, tháng 4, 2002, theo New Scientist, bác Michael Hall đã thay thế bất đẳng thức bất định của bác Schrödinger bằng một đẳng thức bất định !
↑top↑ ↑archives↑

**Post a Comment**

Saturday, April 03, 2004 >>>>


"locality" & "Newton's space-box"

Nhớ ngày trước, mình đã từng nhận xét về việc thuyết Tương đối đã bẻ gãy 1 "chân", trong 5, của hình học Euclide/tĩnh vật học, nhưng vẫn còn phải đứng trên 4 "chân" còn lại. Điều này có nghĩa là chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với cái "hộp không gian" của bác Newton ! Vẫn bị nó "nhốt" lại :D, đó chính là nguyên nhân của "locality" !


Bây giờ cơ học Lượng tử đã chứng minh tồn tại "non-locality". Điều này, theo mình là, đồng nghĩa với việc phá bỏ hoàn toàn cái "hộp" kia của bác Newton! Chỉ còn quan hệ, đúng hơn là tương quan (correlation), giữa các vật/hạt, trong đó, "không gian" là hệ quả của một quan hệ.... theo mình là quan hệ Vạn vật hấp dẫn.


Còn tại sao một hạt đơn lẻ thì dễ dàng thể hiện "non-locality", trong khi những vật phức tạp hơn lại hầu như không thể ? Một lần nữa, lại là quan hệ, chính tương quan của hệ các hạt trong vật đó đã cản trở nó! <-- Vạn vật hấp dẫn, tuy yếu nhất, nhưng lại phổ biến nhất !

↑top↑ ↑archives↑

**Post a Comment**

Nhớ lại "Vật chất - Năng lượng" & "Hệ quy chiếu phi Không gian"

Hôm nay, đọc về "EPR paradox" & "Spooky connection",  thấy mấy bác đưa ra nhiều ý tưởng quái chiêu... từ "Pilot wave" & "hidden variables" của bác Bohm đến "separated universes" của bác Everett... :-/


Nhớ lại ngày trước, mình đã dùng quan điểm "Động học, phi tĩnh" để loại bỏ hoàn toàn hệ quy chiếu không gian (không gian có thể được suy ra từ tích phân của vận tốc theo thời gian); ngày đó, mình cũng đã chú ý đến "các dạng năng lượng" tương ứng với các chỉ số cho một "trạng thái của vật chất", và mơ hồ hình dung là phải có "trục năng lượng" trong hệ quy chiếu mới, trong lúc thảo luận với Tùng, ... nhưng chưa rõ phải như thế nào!


Bây giờ, cộng thêm kiến thức để trả lời câu hỏi ngày trước: "Năng lượng tướng ứng với vật chất dạng trường là gì ?", mình đã tin chắc vào tương ứng "Vật chất - Năng lượng", và đề nghị một hệ quy chiếu gồm: 1 trục thời gian và các trục năng lượng.


Nhưng vẫn còn vấn đề về quan hệ: tương quan giữa các "hạt".... đưa đến cảm giác rằng "hệ quy chiếu" kinh điển gồm các "trục" có vẻ không phù hợp cho lắm, vì nó chỉ thể hiện "trạng thái", tức quan hệ của 1 hạt với "người quan sát" mà thôi. Ngược lại, trong quan điểm của mình, quan hệ với 1 gốc nào đó không quan trọng bằng tương quan giữa các hạt ! Thật là một bài toán nan giải !

↑top↑ ↑archives↑

**Post a Comment**

First note

This BLog is attempted to save notes about CreatZy ideas of (mordern) physics !
Cái BLog này được tạo ra với ý định lưu trữ những ý tưởng thật CreatZy về vật lý (hiện đại) !
↑top↑ ↑archives↑


<<Home

All archives:
[ April 2004 ]  [ June 2004 ]  [ November 2004 ]  [ December 2004 ]  [ August 2005 ]  [ October 2005 ]  [ November 2005 ]  [ July 2007 ]  [ January 2008 ]  [ December 2008 ]  [ March 2009 ]  [ March 2011 ]  [ September 2011

This page is powered by Blogger.     The word looking up function of this page is enabled by Vdict.